Nhân việc xảy ra vụ hủy chuyến bay của VietJet Air, mình viết 1 bài về suy nghĩ của mình về vấn đề trách nhiệm.

 

Mình đọc 1 bài của 1 hành khách bị hủy chuyến bay từ DN về TP HCM ngày 11/8 vừa qua. Chuyện là anh ý đặt vé chuyến bay lúc 18h, sau 4 lần hãng hàng không này thông báo hoãn thì cuối cùng là thông báo hủy. Có 3 điều làm mình bức xúc ở đây:

 

– Khi anh ý vào văn phòng VietJet để nhận tiền bồi thường thì thấy họ vẫn tiếp tục bán vé chuyến bay sau đó lúc 23h55. Đáng lẽ nếu chuyến bay đó còn trống thì họ phải dành cho những khách hàng đã bị hoãn chuyến trước chứ ko phải là bán cho khách hàng khác để thu lợi nhuận. Việc làm này thể hiện họ chỉ quan tâm đến tiền chứ chẳng quan tâm gì đến khách hàng cả.

 

– Mỗi khách hàng được bồi thường 200K, tiền vé được trả lại nhg khách hàng mua ở đâu thì phải tự đến chỗ đó đòi tiền. Đọc cái này thật điên cả tiết. Lát sau lại đọc được bài ông giám đốc phát biểu là ông ý làm đúng luật, bồi thường 200K, thế là đúng trách nhiệm rồi. Vậy là với ông ý, trách nhiệm chỉ nằm trên giấy tờ chứ ko nằm trong Ý THỨC.

 

– Lúc nhận tiền bồi thường, nhân viên VietJet thái độ rất khó chịu, khách hàng nhận tiền mà cứ như đi xin tiền. Nếu họ không thể làm cải thiện được 2 điều trên, thì ít ra họ cũng nên có lời xin lỗi với người chịu thiệt. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau.

 

Mình muốn chia sẻ kinh nghiệm của chị bạn mình 1 lần cũng bị hoãn chuyến bay ở Nhật. Chị ý đi Jestar, hãng ngày nổi tiếng hay hủy và hoãn, chất lượng kém ở VN nhg ở Nhật thì hoàn toàn khác. Chị bạn mình đi Hokkaido chơi đợt tháng 1, lúc về thì Tokyo gặp trận tuyết lớn, các chuyến bay ko thể hạ cánh được nên máy bay phải quay lại Hokkaido. Chị ý được sắp xếp cho ở khách sạn 4 sao ngay gần sân bay để cập nhật tin tức kịp thời, khi nào Tokyo hết tuyết thì sẽ lên máy bay được ngay. Tất nhiên ko cần nói là nhân viên ở đấy cúi đầu xin lỗi thế nào và chi phí ở ks 4 sao đắt đến đâu, cho dù vé của Jestar khá rẻ. Thời tiết là yếu tố rủi ro được xếp vào hàng ko thể tác động được, vậy mà hãng hàng không vẫn cư xử như đó là lỗi của họ, nhận trách nhiệm với khách hàng.

 

Thiết nghĩ hãng hàng không VietJet Air (và 1 số cơ quan ở VN) nên học cách CHỊU TRÁCH NHIỆM với nhg gì mình đã làm, từ lãnh đạo cấp cao nhất đến nhân viên cấp thấp nhất.

 

2 năm làm việc ở Nhật, mình đã vô tình (chứ ko hề bị ép buộc) học được ý thức trách nhiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống.

 

Khi mới sang Nhật, mình vẫn có tính xấu là sợ trách nhiệm và hay tự ái. Nghĩa là nếu mắc lỗi mình sẽ phản xạ là suy luận tại người này, tại người kia chứ ko phải chỉ tại 1 mình mình, sau đó nếu bị trách móc thì sẽ cãi (tự biện hộ là tranh luận ) ). Có 1 lần mình làm bị lỗi, lúc đó mình sợ sếp mắng nên mình đã nghĩ do sếp giao việc muộn, mình làm gấp nên bị lỗi, và chờ đợi sẵn sang để nói nếu sếp hỏi. Nhg khi họp, sếp đã đứng lên cúi đầu trước manager để nhận toàn bộ lỗi về phía sếp, nói rằng vì sếp giao việc muộn, sếp ko giải thích tỷ mỷ cho mình nên mới lỗi, hoàn toàn là lỗi của sếp chứ ko phải lỗi của mình. Lúc đấy mình chỉ biết tròn mắt nhìn, và sau đó thì rất áy náy. Sau vụ đấy manager và sếp đều ko nói gì mình cả, nhg tự trong lòng mình cảm thấy cần phải làm việc tốt hơn để … sếp ko phải xin lỗi nữa. Nhg lần sau đó mình mắc lỗi sếp vẫn đứng lên nhận, mình cũng cúi đầu nhận lỗi cùng sếp, dần dần cái ý thức nhận lỗi đã ăn sâu vào tư tưởng của mình, và mình thấy nhận lỗi thì giải quyết mọi việc sẽ tốt đẹp hơn là tranh luận đùn đẩy lỗi của ai rất nhiều. Khi 1 vấn đề xảy ra, người Việt Nam nghĩ đến việc trách nhiệm thuộc về ai đầu tiên để đổ lỗi cho nguời đó, còn người Nhật cùng nhau giải quyết vấn đề trước, sau đó tất cả cùng đứng ra nhận lỗi : ))

 

Lúc đó mình mới có ý thức nhận lỗi của mình thôi, sau này mình học thêm 1 bài học nữa. 1 lần mình nghe bài nói chuyện của 1 manager công ty mình. Ông ý đưa ra 2 tình huống. 1 là mình bị ốm và phải nghỉ làm, công việc hôm đó bị hoãn, vậy lúc đó sẽ trình bày với sếp thế nào. Có người nói là xin lỗi sếp, nói là ốm nên ko thể tránh khỏi việc nghỉ làm, mong sếp thông cảm. Nhg ông ý bảo vậy chưa đúng, ông ý sẽ xin lỗi vì đã ko cẩn thận để bản thân bị ốm, làm ảnh hưởng đến công việc, xin nhận hoàn toàn trách nhiệm. Việc mình ốm cũng có lỗi của mình, do mình ko giữ sức khỏe nên mới để bị ốm. Mỗi người đều phải có ý thức giữ gìn sức khỏe, đó cũng là thể hiện trách nhiệm với công việc. Tình huống thứ 2: mình là manager của ông bị ốm kia, mình sẽ nói gì với khách hàng. Có người nói sẽ giải thích với khách hàng là thằng kia ốm rồi, tao chẳng thể làm thế nào được, mong ông thông cảm. Nhg ông ý thì sẽ xin lỗi khách hàng vì đã ko nhắc nhở nhân viên giữ sức khỏe, ko chuẩn bị phương án phụ nên làm lỡ việc, xin nhận hoàn toàn trách nhiệm. Vậy là mình học thêm 1 bài học nữa, tất cả những việc chỉ cần liên quan đến mình thì khi có vấn đề xảy ra, mình có trách nhiệm trong đó và phải chung tay cùng mọi nguời xử lý.

 

Sau này có em khóa sau vào công ty, ban đầu làm việc dưới sự hướng dẫn của mình. Lúc đầu em ấy cũng y như mình ngày xưa, gặp chuyện là tránh trách nhiệm ngay, công nhận là khó chịu, lúc đấy mới thấy phục sếp mình sao lại chịu được mình =)) Nhưng dần dần e ý cũng tiến bộ nhiều, sau gần 1 năm thì bây h ko thế nữa. Mỗi lần e ý có lỗi đều xin lỗi và nhận lỗi, mình thấy thế thì ko bực mình nữa mà lại động viên và sẵn sàng ở lại muộn xử lý. Mình cũng đứng ra nhận lỗi với sếp cho em ý, và sếp cũng rất cảm thông, ở lại xử lý cùng mình. Mọi chuyện suôn sẻ hơn hẳn. “Ý thức trách nhiệm” có lẽ là 1 trong những bài học lớn nhất mà mình học được từ người Nhật.